CÁI TẶC LƯỠI GIẾT CHẾT TIỀN ĐỒ CỦA BAO NGƯỜI
Được nghe câu chuyện tâm sự với một giám đốc nhân sự của một tập đoàn khá nổi tiếng và bây giờ đang là chuyên gia đi đào tạo nhân sự cả trong Nam và ngoài Bắc , tôi xin phép được giấu tên. Chị kể rằng chị đã từng phải sửa một bản word cho sếp từ 10h đêm cho đến đúng 4h sáng để gửi một bản tài liệu excel cho sếp. Chị bảo sếp chị cực khó tính và có một cái CHUẨN cao. Câu chuyện về sửa lỗi trong tài liệu chỉ là một ví dụ mà thôi. Chị bảo chỉ cần tài liệu gửi cho sếp có lỗi sai chính tả, sếp bắt sửa xong mới được gửi lại, có lỗi lại sửa và cứ như vậy bao giờ được thì mới thôi.
Chị bảo với ai sếp cũng khó tính như vậy. Có lần sếp bắt bạn thiết kế phải làm sản phẩm đi làm sản phẩm lại lên tới con số 50 lần, sếp mới đồng ý duyệt cái bản thiết kế đó. 50 lần chỉnh sửa một cái back ground để treo cho sự kiện. Con số 50 thật là con số không nhỏ. Nhưng sau này bạn thiết kế ấy xin ra làm riếng start up cho một agency chuyên thiết kế cho các thương hiệu. Chẳng hiểu làm ăn thế nào mà thấy công ty hoạt động ngày càng “phình” ra thêm chứ chưa thấy có dấu hiệu teo lại.
Nhưng chị thấy chính những cái khó tính đó của sếp mới tạo ra được văn hóa doanh nghiệp. Nếu ngày ấy không có 6 tiếng đồng hồ sửa lỗi chính tả ấy, nếu ngày ấy không có 50 lần thiết kế ấy, thì chị và bạn thiết kế kia chắc chắn không có ngày hôm nay.
Chính cái khó tính ấy mới tạo nên kỷ luật cho tổ chức, cho cá nhân. Để ai cũng tự nâng chuẩn cho bản thân. Cá nhân nâng chuẩn tổ chức sẽ nâng chuẩn.
Chính cái khó tính ấy mới tạo nên kỷ luật cho tổ chức, cho cá nhân. Để ai cũng tự nâng chuẩn cho bản thân. Cá nhân nâng chuẩn tổ chức sẽ nâng chuẩn.
Nếu nhân viên làm sai lần 1, lần 2 và đến lần 3 sếp đành “tặc lưỡi” cho qua thì bản thân nhân viên họ thấy họ không cần phải cố gắng. Bản thân sếp phải chạy theo sửa lỗi cho nhân viên, nhân viên này chạy theo sửa lỗi cho nhân viên kia. Vậy ….không sớm thì muộn cả tổ chức sẽ biến thành bầy khỉ (khỉ nó hay kêu như tiếng người tặc lưỡi ấy). Cả một tổ chức mà cứ A cứ “tạo rác” cho B, B “tạo rác” cho C, bao sao cả một tổ chức cứ làng nhàng, chẳng bao giờ phát triển lớn lên được. Công ty khác tăng trưởng theo kích cỡ bước chân của con voi, còn công ty mình thì chạy mà cứ như kiến bò chờ ngày bị dẫm chết.
Nhiều khi cái tặc lưỡi dễ dàng như vậy nó cực kỳ nguy hiểm, chẳng ai là cố ý, nhưng sự dễ dãi “tặc lưỡi” có thể làm hủy hoại sự nghiệp của biết bao người:
1. Bố mẹ “tặc lưỡi” với con cái
Ờ thôi con quét nhà chưa sạch đâu nhớ, nhưng thôi vậy cũng được rồi.
Ờ thôi con quét nhà chưa sạch đâu nhớ, nhưng thôi vậy cũng được rồi.
2. Sếp tặc lưỡi với nhân viên
Ờ em thiết kế chỗ này chưa được đâu nhé, chỗ kia chữ cần đậm và rõ ràng hơn tí, nhưng thôi vậy cũng được nhé.
Ờ em thiết kế chỗ này chưa được đâu nhé, chỗ kia chữ cần đậm và rõ ràng hơn tí, nhưng thôi vậy cũng được nhé.
3. Tặc lưỡi với chính bản thân mình
Sao mình lười biếng thế nhỉ, bạn bè mình có nhà có xe hết rồi mà mình vẫn ngồi đây trong tay chưa có gì, ờ mà thôi bao nhiêu đứa cũng không bằng mình mà.
Sao mình lười biếng thế nhỉ, bạn bè mình có nhà có xe hết rồi mà mình vẫn ngồi đây trong tay chưa có gì, ờ mà thôi bao nhiêu đứa cũng không bằng mình mà.
Nhẽ ra những người con ấy, nhưng nhân viên ấy, với chính những cá nhân ấy được kỷ luật, được rèn rũa, được nghiêm khắc thì rất có thể họ đã là những người tạo nên lịch sử của thế giới sau này.
VẬY NÊN: NGƯNG “TẶC LƯỠI”
Nguồn: Trường doanh nhân HBR
Nhận xét
Đăng nhận xét