Doanh nghiệp gia đình cần có quy ước quản trị nội bộ
Doanh nghiệp gia đình được hiểu là bất kỳ doanh nghiệp nào do gia đình lập ra hay mua lại mà có từ hai hoặc nhiều thành viên tham gia và giữ phần lớn quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát.
Doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình là hình thức tổ chức kinh doanh lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Nông trại là một hình thức doanh nghiệp gia đình ban đầu, trong đó cuộc sống riêng tư của các thành viên và công việc đan xen. Từ đầu những năm 1980, nhiều nghiên cứu về doanh nghiệp gia đình hay kinh doanh gia đình đã chỉ ra, doanh nghiệp gia đình là phạm trù kinh doanh riêng biệt và quan trọng đã phát triển. Ngày nay, doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình được công nhận là thành phần quan trọng và năng động trong nền kinh tế tại hầu hết các nước.
Đặc điểm của doanh nghiệp gia đình là có các thành phần khác nhau như cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, con, cháu và cả cộng sự lâu năm. Một doanh nghiệp gia đình có lợi nhuận cao vẫn không cho là thành công nếu chưa truyền tải được các giá trị của gia đình và bảo tồn di sản cho các thế hệ sau. Doanh nghiệp gia đình không thể như loại hình doanh nghiệp khác đơn thuần có thể mua bán, sáp nhập hay định giá cổ phiếu.
Trong các doanh nghiệp thông thường, có thể là người nghỉ hưu, người được thuê, cổ đông hiện hữu và chủ sở hữu mới tiếp quản. Đó là chu kỳ tự nhiên nếu công ty thành công về mặt tài chính. Trong một doanh nghiệp gia đình, các thế hệ làm việc chăm chỉ không chỉ vì tài chính, mà còn để thấy công việc kinh doanh đã được thực hiện bởi các thành phần trong gia đình. Do vậy, khi có tranh chấp, luật sư, hội đồng xét xử của tòa án cần phải hiểu động lực của đương sự đằng sau doanh nghiệp gia đình mà họ đang sở hữu.
Trong những năm qua, kinh tế tư nhân với nhiều loại hình doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp gia đình ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuần qua, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên án vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo - chủ thương hiệu Cà phê Trung Nguyên. Theo đó, hội đồng xét xử thuận tình ly hôn theo yêu cầu của bà Thảo và chia tài sản theo tỷ lệ ông Vũ nhận 60%, bà Thảo nhận 40%. Ông Vũ giữ toàn bộ cổ phần tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và sẽ thanh toán tiền cho bà Thảo theo tỷ lệ trên.
Tại sao hội đồng xét xử phán quyết như vậy? Có lẽ vì Tập đoàn Trung Nguyên có những công ty cổ phần chưa niêm yết (chưa là công ty đại chúng), trong đó ông Vũ và bà Thảo là hai cổ đông lớn nhất. Khi họ không thể cùng làm việc với nhau, nên khó có thể cùng là hai đồng sỡ hữu các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn. Nhưng tại sao ông Vũ là người nhận cổ phần, bà Thảo là người nhận tiền? Đã và đang có rất nhiều luồng tranh cãi về phán quyết này, căn cứ vào luật và cả đạo lý.
Phía đồng tình với phán quyết của Tòa án nhân dân TP.HCM thì cho rằng bà Thảo nên chấp nhận vì sau đổ vỡ hôn nhân, các con rất cần mẹ chăm sóc, Trung Nguyên là tâm huyết của ông Vũ. Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đã vươn tầm thế giới nên cần bảo vệ cái chung cho cộng đồng. Hai vợ chồng đã bất đồng quan điểm thì không thể ở chung và điều hành một công ty. Bà Thảo đã sáng lập một công ty cà phê mới, hoạt động trên cùng lãnh thổ Việt Nam, và cùng lĩnh vực ngành nghề, sản phẩm tương tự Trung Nguyên...
Nguồn: DNSG
Nhận xét
Đăng nhận xét